Đặc sản Bê

Hình chụp một con bò tơ ở Củ Chi

Bê hay bò tơ là một đặc sản trong đó thịt bê ngon ở Việt Nam được biết nhiều là bê thui Cầu Mống và bò tơ Củ Chi, trong đó đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam. nhu cầu mua bò tơ (bê non) tăng lên đột biến, khiến con bò lên giá mạnh. Ở huyện Củ Chi, nông dân bắt đầu nuôi bò vàng, bò thịt từ cách đây vài chục năm, đa phần nuôi theo kiểu truyền thống, tức là bò cái thì để làm giống, sinh sản, bò đực nuôi từ 1,5- 2 năm thì bán thịt, lợi nhuận cũng không đáng kể, người nuôi lấy công làm lãi. Nay, người ta biết đến bò Củ Chi nhiều hơn thông qua món ăn đặc sản Bò tơ Củ Chi[3].

Ban đầu, nó mới chỉ nhen nhóm ở quanh khu vực thị trấn và các xã lân cận, với số lượng cũng hạn hẹp. Nhưng tới nay, nó đã có mặt tại nhiều địa điểm ăn uống lớn ở Sài Gòn. Giá bò tơ (bê non) vốn chỉ từ 7–8 triệu đồng/con đã tăng lên 12- 13 triệu đồng/con. Nhiều nông dân nuôi bò thịt tại địa bàn cũng quan tâm và chăm chút hơn cho những chú bê mới sinh. Bò tơ tương đối dễ nuôi, ít bệnh, mà giá lại cao. Anh nắm rất chắc kỹ thuật nuôi bò thịt. Bê con khi mới sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ cho tới 3 - 4 tháng đầu tiên, bê ăn cỏ, uống nước cám, chăn dắt thường xuyên mỗi chiều. Vào cuối tháng thứ 5 cho tới tháng 6 thì bê con có thể bán lấy thịt. Lúc này giá vào khoảng 200 ngàn đ/kg, bê con khoảng 60 – 70 kg thịt, được từ 12 – 14 triệu đồng/con[3]

Miếng thịt bò mềm, ngọt, thơm đượm mùi sữa kết hợp cùng vị thanh mát của rau, dẻo dai của bánh tráng, đậm đà của mắm nêm làm nên đặc sản bò tơ Củ Chi. Thịt bò non bình thường đã rất thơm ngon nhưng bò tơ nuôi ở Củ Chi còn có hương vị đặc trưng làm cho món ăn ngon hơn. Các món ăn chế biến từ thịt bò tơ cũng dễ ăn và tùy thuộc vào khí hậu thời tiết mà chủ quán chế biến cho phù hợp. Khác với thịt bò ở các vùng khác, thịt bò tơ Củ Chi mới có độ mềm, ngọt tự nhiên, thoảng mùi thơm của sữa mà không cần qua các khâu chế biến phức tạp nào.

Người có kinh nghiệm sẽ dễ dàng nhận biết thịt bò tơ ngon nhờ nhìn bằng mắt và lấy tay sờ. Thịt bò tơ mềm khác hoàn toàn với bò đực 1,5-2 năm tuổi. Lớp da của bò tơ rất mỏng, chừng 0,2-0,5 cm, trong khi bò đực thì phải dày đến cả đốt ngón tay. Sau nhiều công đoạn như xác định chất lượng, độ tươi, mềm, thịt đem về được thui vàng, cạo lớp da ngoài và để vào ngăn lạnh để chờ chế biến. Từ đây, thịt bò có thể được biến tấu thành hàng trăm món ăn khác nhau để phục vụ thực khách[12].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bê http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bo-me-de-lie... http://afamily.vn/xem-an-choi/ngat-ngay-voi-bo-to-... http://baodatviet.vn/khoa-hoc-cong-nghe/the-gioi-q... http://dantri.com.vn/chuyen-la/con-be-co-2-than-4-... http://dantri.com.vn/chuyen-la/nghe-con-vua-di-vua... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130331/nguoi-d... http://giadinh.net.vn/an/bo-to-cu-chi-gay-nghien-n... http://nongnghiep.vn/bo-to-co-gia-post128427.html http://www.vcn.vnn.vn/Main.aspx?MNU=951&Style=1&Ch... http://tv.vtc.vn/594-390889/truyen-hinh/clip-be-co...